Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Viêm xoang lâu năm cũng phải chịu thua hỗn hợp này

Giao mùa là thời điểm tốt nhất để viêm xoang hoành hành. Vừa thoát khỏi cái nóng, nhưng mưa lạnh lại là nguyên nhân làm trầm trọng thêm tình cảnh của những người bị nghẹt mũi kinh niên và nhất là viêm xoang mãn tính. Vậy đâu là giải pháp dành cho họ. Mời bạn xem tiếp.



Có rất nhiều loại thuốc hứa hẹn chữa khỏi viêm xoang nhưng kết quả mà chúng mang lại không như mong đợi khiến bạn mệt mỏi.

Nếu muốn tránh xa tình trạng sử dụng thuốc quá tải, hãy dùng công thức dân gian này để giảm đau và giảm viêm xoang.

Biện pháp khắc phục hoàn toàn tự nhiên này cực kỳ hiệu quả trong việc chống nghẹt và viêm mũi. Ngoài việc đem lại hiệu quả cao, nó cũng dễ dàng để thực hiện.

Hỗn hợp này có công dụng trị viêm xoang rất hiệu quả.

Tin liên quan >> Cây giao chữa viêm xoang hiệu quả bất ngờ

Chuẩn bị:

- 1/2 lít giấm táo
- 3 củ cải ngựa băm nhuyễn (có thể tìm mua tại siêu thị)

Bạn bào vỏ và băm nhỏ cải ngựa.

Thực hiện:

Cho cả hai nguyên liệu trên vào một lọ thủy tinh có nắp đậy. Đóng chặt nắp và để ở nơi có nhiệt độ mát mẻ trong vòng 10 ngày. Thỉnh thoảng, dùng đũa khuấy đều hỗn hợp.

Thỉnh thoảng dùng đũa khuấy đều hỗn hợp.

Cách dùng:

Sau 10 ngày, bạn mở lọ chứa hỗn hợp cải ngựa và giấm táo ra, hít hỗn hợp khoảng 5 phút/lần và thực hiện đều đặn nhiều lần trong ngày.

Hoặc bạn cũng có thể nhúng miếng vải cotton vào hỗn hợp rồi đặt nó lên mũi trong vòng 5–10 phút. Sau 5 ngày thực hiện đều đặn, bạn sẽ cảm nhận được cơn nhức đầu và nghẹt mũi không còn nữa.

Nếu cần thiết, bạn nên nghỉ 1 tuần rồi thực hiện tiếp 5 ngày. Tuy nhiên, không thực hiện quá 2 liệu trình trong vòng 1 tháng.

Vì sao hỗn hợp này có tác dụng hiệu quả như vậy?

Cải ngựa có tính kháng sinh mạnh.

Cải ngựa đã được sử dụng như một phương thuốc dân gian trong nhiều thế kỷ. Nó là một loại rau củ có một số đặc tính chữa bệnh rất tốt.

Cải ngựa có chứa tinh dầu dễ bay hơi, đặc biệt là dầu mù tạt, thuộc tính kháng khuẩn mạnh.

Ngoài ra, cải ngựa còn giàu vitamin C, canxi, kali, magiê, phốt pho, glutamine, glucose, phèn và các loại dầu thiết yếu.

Đối với nghẹt mũi do viêm xoang, cải ngựa giúp cơ thể thoát khỏi các chất nhầy trong xoang mũi.
Hơn hết, cải ngựa là một kháng sinh tự nhiên mạnh mẽ giúp tiêu diệt các cơn đau nhức viêm xoang, làm tăng lưu thông trong khoang mũi và thúc đẩy “trục xuất” chất nhầy ở đường hô hấp.

Xem thêm:
>> 5 bài thuốc trị viêm xoang mũi hiệu quả nhất 2016

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Bất ngờ với bài thuốc "Đánh bay" viêm xoang nhẹ nhàng

Tỏi không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày mà nó còn là một dược liệu quý. Tỏi có tác dụng kháng viêm, giải độc rất tốt. Trong chữa viêm xoang thì tỏi lại là một vị thuốc rất quý.

Thành phần dược tính của tỏi

Theo Đông y tỏi có vị cay, tính ấm, hơi độc, vào can kinh Can, Vị. Tỏi có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, tiêu mụn nhọt, giải độc, giải phóng, thông khiếu.



Theo y học hiện đại tỏi có 3 hoạt chất chính là allicin và liallyl sulfide và ajoene. Đây là 3 hoạt chất có khả năng phòng và chữa bệnh mạnh nhất của tỏi.

Allicin là một chất không quá sẵn trong tỏi mà nó được sinh ra dưới sự tác động của aliin có trong tỏi cùng với chất xúc tác anilaza khi đập hay cắt tỏi mà thành.

Do đó, hành động cắt hay đập dập tỏi mạnh và càng nát thì hoạt tính allincin sẽ được tạo ra sẽ càng cao.

1kg tỏi có thể tạo ra từ 1-2g allicin. Dễ dàng tạo ra và cũng dễ dàng mất đi trong không khí, nếu để càng lâu thì chất này sẽ càng bay hết. Khi nấu lên nó cũng sẽ mất đi.

Do đó, các bác sĩ khuyên bạn nên ăn tỏi sống sẽ tốt hơn. Vì đây là chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.

Các nhà khoa học cho rằng nước tỏi sống có pha lại tới 125.000 lần vẫn có khả năng ức chế các siêu virus, vi trùng. Tỏi còn được coi là “thần dược” để chữa các loại bệnh tật cho bạn.

Liallyl sulfide là loại kháng sinh không mạnh bằng allicin. Nó cũng được tạo ra từ quá trình thái và đập dập củ tỏi nhưng nó không dễ mất đi và vẫn còn tồn tại sau khi nấu. Nhưng nếu bạn nấu củ tỏi còn nguyên thì nó sẽ không có tác dụng gì.

Một số nghiên cứu của Ý và Trung Quốc được công bố trên tạp chí British Journal of Cancer năm 1993 đã nói rằng ngoài tác dụng với tim mạch tỏi còn có tác dụng ngăn chặn và làm chậm quá trình phát triển của các khối u ung thư.

Đối với các loại ung thư có liên quan đến các hợp chất S-allyl cysteine, diallyl disulfide và diallyl trisulfide tỏi sẽ làm giảm khả năng phát triển của các khôi u này.

Ajoene trong tỏi không chỉ là chất có những cũng có tác dụng làm giảm độ dính của máu.

Nhờ các hoạt tính kháng viêm, sát khuẩn, thông khiếu,...của tỏi mà nó được sử dụng để chữa trị viêm xoang. Đây là những bài thuốc dân gian rất quý với những dược liệu đơn giản.

Chỉ cần dùng vài nhánh tỏi cùng với nước hay rượu là bạn đã có một bài thuốc chữa viêm xoang rất hiệu quả.

Bài thuốc từ tỏi chữa viêm xoang

Bài 1: Dùng tỏi tươi

Dùng củ tỏi tươi đem bóc bỏ vỏ rồi giã thật nát hoặc cho vào dụng cụ ép tỏi để chắt lấy nước cốt của tỏi.

Lấy một lượng nước tương đương với lượng nước cốt tỏi hòa thành hỗn hợp để làm thuốc nhỏ mũi. Hàng ngày dùng nước nhỏ mũi từ tỏi này nhỏ vào mũi. Mỗi lần nhỏ từ 2-3 giọt, nhỏ khoảng 2-3 lần/ ngày.

Nước nhỏ mũi này sẽ khiến mũi của bạn cảm thấy cay buốt vô cùng khi nhỏ vào mũi. Tuy nhiên, cố gắng kiên trì tình trạng viêm xoang của bạn sẽ chóng khỏi.

Bài 2: Tỏi ngâm rượu

Tỏi thái nhỏ, ngâm với rượu trắng ngon trong bình thủy tinh trong 10 ngày, tỏi chuyển sang màu vàng nghệ sẽ lấy ra dùng.

Dùng rượu tỏi 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê. Kiên trì sử dụng rượu tỏi bệnh tình của bạn sẽ thuyên giảm rất nhiều.

Bên cạnh đó bạn cũng nên tăng cường ăn tỏi sống, các món ăn có tỏi để tăng sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ điều trị viêm xoang có hiệu quả hơn.

Cách chọn tỏi ngon để dùng

Nên chọn tỏi ta – là loại tỏi củ không quá to, nhìn rắn chắc, vỏ có màu tím xen trắng. Dùng tay bóp không bị ộp hay sâu mọt gì.

Các nhánh tỏi phải đầy đặn, to tròn, không bị nhăn, không quá khô, không có màu vàng hay lớp phấn trắng. Vỏ bên ngoài phải còn nguyên vẹn.

Cách bảo quản tỏi

Chọn đồ đựng tỏi

Bạn có thể dùng túi lưới để đựng tỏi hay dùng những túi giấy có màu nâu. Màu tối sẽ giúp tỏi được tươi lâu hơn.

Môi trường để tỏi

Sau khi chọn được đồ đựng tỏi bạn nên để chúng vào một góc khô và thoáng trong bếp, những chỗ có bóng tối càng tốt.

Tránh để nơi ẩm thấp vì nó có thể làm cho vi khuẩn tấn công làm tỏi nhanh bị vàng hay mối mọt. Một điều cần tránh nữa là tuyệt đối không nên bỏ tỏi vào tủ lạnh để bảo quản. Vì khi đó hương vị và các chất dinh dưỡng của tỏi sẽ bị mất đi.

Thường xuyên kiểm tra tỏi, nếu thấy có củ nào đó có dấu hiệu bị hư hại nên loại bỏ ngay để tránh lây sang củ khác.

Xem thêm >> Cây giao chữa viêm xoang như thế nào?

Bài thuốc chữa viêm xoang Tận Gốc không tái phát 99%

Bệnh viêm xoang mũi tuy không quá nguy hiểm nhưng lại là một trong những bệnh khó chữa dứt điểm, gây rất nhiều khó chịu trong công việc và cuộc sống người bị bệnh.



Viêm xoang là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta. Tuy không quá nguy hiểm nhưng viêm xoang lại là một trong những căn bệnh khó chữa dứt điểm, gây khó chịu và phiền toái nhất cho người bị bệnh. Nhiều người lo lắng liệu có phải sống chung cả đời với căn bệnh này?

Viêm xoang là tình trạng các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi bị viêm nhiễm hay phù nề, mủ ứ đọng, gây khó chịu cho người bệnh. Ở Việt Nam, có tới 15-20% dân số bị bệnh viêm xoang mũi, trong đó phần lớn là người mắc bệnh mãn tính.

Bệnh khởi phát với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau nhức mũi kéo theo đau đầu, đau tai, đau ngứa họng…. Đây là nguyên nhân chính khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, tinh thần uể oải…

Viêm xoang nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, tình trạng nghẹt mũi, đau nhức mũi, chảy dịch kéo dài có thể gây biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như công việc.  Khi bị xoang mãn tính, người bệnh nên sử dụng phương pháp y học cổ truyền để chữa trị triệt để.

Ngó sen được dùng để trị viêm xoang.

Bài thuốc trị viêm xoang đơn giản nhưng hiệu quả:

Bài thuốc này gồm 3 vị thuốc nam (gừng tươi, ngó sen, hạt ké đầu ngựa) và 1 vị thuốc bắc (tân di).

Bao gồm 2 giai đoạn đó là : Làm sạch mủ và uống thuốc để trị dứt điểm.

Bài thuốc làm sạch mủ:

- Gừng tươi 6 g

- Ngó sen 30 g

Giã nát cả 2 thứ, đắp lên trán từ giữa 3 chân mày trở lên (cẩn thận, không để gừng giây vào mắt)

sau một lát thấy buồn nôn và ọe ra mủ.

Mỗi ngày tiến hành 2 lần như trên (vào sáng và tối, nhớ phải dùng tươi) cho đến khi hết mủ.

Chú ý: Trường hợp viêm xoang không có mủ thì không ra mủ. Có thể áp dụng chữa viêm mũi dị ứng, viêm mũi.

Bài thuốc uống chống viêm, tiêu xưng, hỗ trợ trị viêm xong triệt để sau khi làm sạch mủ:

- Lấy hạt ké đầu ngựa rang giòn, tán thành bột.

- Tân di (trọng lượng bằng phân nửa hạt ké) sao khô,tán thành bột

- Trộn lẫn hai thứ cho vào lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần (sáng, tối), mỗi lần 2 thìa cà phê, chiêu với nước ấm. Dùng khoảng 2 tháng.

Chú ý: Các bạn sau khi chữa trị có kết quả lên giữ gìn vệ sinh mũi và đeo khẩu trang, giữ ấm vào mùa đông để khỏi tái phát.

Theo Lương y Hoàng Duy Tân

Theo Trí Thức Trẻ

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Thật đáng sợ Dưa chuột gây viêm xoang - hãy cẩn thận khi sử dụng hàng ngày

Dưa chuột được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích cho sức khỏe dưa leo còn ẩn chứa nhiều tác dụng phụ không tốt đó chính là dưa chuột gây viêm xoang. Hãy xem coi đó là gì nhé.



Do đó, để sử dụng dưa chuột hiệu quả hơn, bạn cần nắm rõ những tác dụng phụ của chúng dưới đây.

1. Dưa chuột có chứa độc tố


Sự hiện diện của một số loại độc tố như cucurbitacin và tetracyclic triterpenoid trong thực phẩm này khiến nhiều người e ngại khi sử dụng.

Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh những độc tố này là nguyên nhân tạo ra vị đắng trong dưa chuột. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về dinh dưỡng, việc tiêu thụ dưa chuột ở mức vừa phải sẽ không gây hại đến sức khỏe.

2. Kích thích bài tiết lượng nước trong cơ thể


Hạt dưa chuột có chứa nhiều cucurbitin, chất được cho là có tác dụng lợi tiểu. Mặc dù khả năng lợi tiểu tự nhiên này chỉ ở mức độ nhẹ nhưng cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Khi được tiêu hóa với số lượng lớn, thành phần lợi tiểu này sẽ kích thích sự bài tiết chất lỏng, ảnh hưởng đến sự cân bằng các chất điện phân và là nguyên nhân khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng.

3. Dư thừa vitamin C


Vitamin C là chất giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể và là một chất chống ô-xy hóa mạnh mẽ. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều vitamin C sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Vitamin C khi được tiêu thụ với lượng quá lớn sẽ hoạt động giống như một pro-oxidant ngăn cản trở lại chính quá trình ô-xy hóa tự nhiên của chúng. Điều này tạo cơ hội cho sự phát triển và lan rộng của các gốc tự do. Sự phát tán của các gốc gốc tự trong cơ thể khiến chúng ta phải đối mặt với nguy cơ mắc ung thư, mụn, lão hóa sớm…

4. Gây hại cho thận


Tình trạng gia tăng lượng kali trong cơ thể sẽ dẫn đến nhiều rắc rối như đầy hơi, đau bụng, chướng bụng, khó tiêu ở giai đoạn đầu. Về lâu dài, những rắc rối này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến chức năng cũng như hoạt động bình thường của thận.

Chính vì vậy, thói quen ăn quá nhiều dưa chuột có thể khiến thận bị tổn thương theo thời gian.

5. Ảnh hưởng tới tim


Hàm lượng nước trong dưa chuột lên tới 90%. Lượng nước dư thừa dẫn đến việc cơ thể rất khó tiêu hóa chất xơ có trong loại rau này.

Lượng nước được hấp thu vào máu làm khối lượng máu gia tăng, gây áp lực lên mạch máu và tim. Hậu quả là tim và các mạch máu phải gánh chịu những tổn thương không mong muốn.

Lượng nước dư thừa còn có thể gây mất cân bằng mức điện phân trong máu, tạo ra tình trạng rò rỉ trong các tế bào. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu và khó thở thường xuyên.

6. Đầy hơi và phù


Chất cucurbitacin trong dưa chuột rất khó tiêu, đặc biệt là đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.

Tình trạng khó tiêu làm bạn bị đầy hơi và phù nề do cơ thể đang cố loại thải các độc tố bằng cách tống đẩy lượng khí gas tích tụ bên trong ra ngoài.

Do đó, nếu đã từng bị đầy hơi khi ăn những thực phẩm như hành, bắp cải, bông cải xanh…, bạn cần hạn chế tiêu thụ dưa chuột vì có nguy cơ gây rắc rối cho dạ dày.

7. Dị ứng ở da và niêm mạc miệng


Kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Hoa Kỳ về các phản ứng dị ứng của dưa chuột trên cơ thể con người cho thấy những người bị dị ứng với chuối, trà hoa cúc, hạt hướng dương hay các loại dưa cũng có xu hướng bị dị ứng với dưa chuột.

Ngay cả khi được nấu chín hay xay nhuyễn thì những triệu chứng dị ứng vẫn có thể xuất hiện. Do đó, cách tốt nhất là không nên dùng dưa chuột nếu như bạn đã từng bị dị ứng với chúng.

8. Có thể gây viêm xoang


Những người bị viêm xoang hoặc những căn bệnh mãn tính về hô hấp khác cũng không nên ăn dưa chuột.


Theo y học cổ truyền của người Ấn Độ, loại rau có tính hàn này sẽ làm các căn bệnh này trở nên nặng hơn, dẫn đến những biến chứng phức tạp.

Xem thêm: >> 5 bài thuốc nam chữa viêm xoang tốt nhất, hiệu quả đến 99%

9. Đối với phụ nữ đang mang thai


Mặc dù việc tiêu thụ dưa chuột trong thời kỳ bầu bí vẫn được xem là an toàn, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây ra một số tình trạng khó chịu cho thai phụ.

- Tác dụng lợi tiểu tự nhiên của dưa chuột sẽ buộc bạn phải đi vệ sinh nhiều hơn.

- Do có nhiều chất xơ nên dưa chuột sẽ gây đầy hơi, khó tiêu, thậm chí còn làm bạn bị đau bụng.

Bí quyết phòng tránh tác dụng của dưa chuột

- Rửa sạch dưa chuột dưới vòi nước đang chảy.

- Gọt bỏ vỏ vì phần lớn lượng độc tố đều nằm trong lớp vỏ của loại rau này.

- Thay vì ăn sống, hãy sử dụng dưa chuột để chế biến thành những món ăn thường ngày mà bạn vẫn thích. Sau khi được nấu chín, lượng độc tố trong dưa chuột cũng sẽ bị tiêu hao.

Theo Phụ nữ online
 
Xem thêm:

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Bạn có biết bấm huyệt chữa viêm xoang hiệu quả thế nào không ?

Bệnh viêm xoang là bệnh thường gặp ở các nước nhiệt đới, mỗi khi thời tiết thay đổi bệnh thường tái phát đặc biệt là vào mùa lạnh, trở trời, nóng lạnh thất thường, nhất là những tháng cuối năm.

Người bệnh phải chịu những cơn đau đầu, đau sau gáy và khó thở, hoặc cũng có thể cảm thấy áp lực xung quanh mắt, má và trán do viêm xoang.

 Để giảm tình trạng đau do viêm xoang gây ra, bạn có thể áp dụng một số cách như:

- Nhỏ hoặc dùng dạng nước muối phun sương để rửa sạch, loại bỏ chất nhầy, làm thông các đường dẫn khí trong mũi và các xoang.

- Uống nhiều nước.

- Ủ ấm mũi cũng có tác dụng chống đau do viêm xoang. Người bệnh có thể làm ấm xoang bằng cách xông với một bát nước nóng hoặc phủ một chiếc khăn ẩm và ấm lên mặt, trùm lên các hốc xoang.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng biện pháp ấn vào các huyệt để giảm cơn đau do viêm xoang. Hãy tham khảo clip sau để thực hiện bài bấm huyệt này nhé.


Xem thêm:
>> Cách dùng cây giao chữa viêm xoang Tốt nhất, Hiệu quả 100 %

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Phòng trị viêm xoang những tháng cuối năm 2016

Giai đoạn thời tiết thay đổi đặc biệt những tháng cuối năm là tác nhân khiến viêm xoang tái phát với nhiều người, cách chữa phổ biến là dùng thuốc kháng sinh, thuốc xịt mũi corticosteroid, giảm viêm hoặc phẫu thuật.

 
Bác sĩ Leong Hoo Kwong, chuyên gia tư vấn phẫu thuật Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Gleneagles, Singapore, cho biết viêm xoang hoặc nhiễm trùng xoang là tình trạng viêm các xoang và đường mũi. Viêm xoang gây nhức đầu hoặc áp lực ở mắt, mũi, vùng má hoặc ở một bên đầu. Người bị nhiễm trùng xoang cũng có thể bị ho, sốt, hơi thở hôi, sổ mũi với nhiều chất bài tiết, nghẹt mũi.

Viêm xoang chia thành cấp tính và mạn tính. Phần lớn mọi người đều trải qua bệnh viêm xoang một vài lần trong đời. Thường là khi bạn bị cảm lạnh, sau một tuần dùng thuốc thì bị sốt và đau nhức, khó chịu. Đầu đau như búa bổ, không thể thở được, mũi khụt khịt, vùng má đau âm ỉ, có thể kèm theo đau hàm trên và răng. Lúc đó, điều đầu tiên bạn nên thực hiện là làm sạch cổ họng để dịu bớt cảm giác đau.

Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng xoang gây ra do virus, vi khuẩn hay nấm. Nhiễm trùng trở thành mạn tính khi mủ tích tụ và không thể thoát ra ngoài được. Những nguyên nhân dẫn đến viêm xoang mạn tính là bệnh nhiễm trùng răng, tắc mũi, dị ứng, tổn thương mũi hoặc xoang, thay đổi nội tiết tố, chất kích thích từ không khí, giảm miễn dịch.

 Ở mỗi người các triệu chứng viêm xoang khác nhau. Một số bệnh nhân có tất cả triệu chứng, trong khi số khác chỉ bị một hoặc hai triệu chứng. Viêm xoang cấp tính thường gây đau, trong khi viêm xoang mạn tính thường gây khó chịu nhiều hơn đau. Sau đây là một số triệu chứng phổ biến:

- Nghẹt mũi hoặc sổ mũi với tình trạng chất nhầy khác nhau. Nước mũi trong, loãng nhiều khả năng bạn bị viêm xoang mạn tính). Nước mũi vàng đặc hoặc xanh, thỉnh thoảng có chút máu là viêm xoang cấp tính.

- Hắt hơi, có thể kèm theo ho. Hắt hơi nhiều lần liên tục, đặc biệt khi thức dậy mỗi buổi sáng.

- Dịch mũi chảy từ mũi vào cổ họng.

- Ngáy và thở bằng miệng vào ban đêm (thường gặp ở trẻ em).

- Mũi và cổ họng sưng tấy.

- Ù tai.

Lưu ý: Viêm xoang và tình trạng dị ứng có thể bị cùng lúc. Viêm xoang có thể trị khỏi nếu điều trị đúng. Viêm xoang mạn tính thường dễ bị nhầm là “cảm lạnh” ở cả trẻ em và người lớn.

Nếu sau một thời gian chữa khỏi các triệu chứng mà muốn ngưng điều trị, bệnh nhân cần làm thêm các xét nghiệm kiểm tra cẩn thận bởi các chuyên gia tai mũi họng. Bác sĩ có thể sử dụng đèn nội soi nhỏ đưa vào bên trong mũi để xem còn bất cứ sự tắc nghẽn nào bên trong xoang mũi không. Viêm xoang có thể trở nên nghiêm trọng, đặc biệt ở trẻ em. Bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với viêm mũi dị ứng nên cần phải chú ý hơn.

Trong các trường hợp rất hiếm, nhiễm trùng xoang không được điều trị có thể ảnh hưởng đến mắt, nhiễm trùng lây lan vào não có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não. Hiện nay, với những phương pháp điều trị kháng sinh hiện đại, hầu hết các trường hợp viêm xoang đáp ứng nhanh chóng nên rất hiếm bị nhiễm trùng lây lan.

Phương pháp chữa viêm xoang phụ thuộc rất nhiều vào chẩn đoán của bác sĩ. Nếu bị nhiễm trùng khuẩn, bệnh nhân sẽ được cho dùng một loại kháng sinh thích hợp. Để giảm viêm, có thể dùng thuốc xịt mũi corticosteroid. Khi tình trạng viêm giảm, mũi sẽ ít bị tắc nghẽn. Thuốc thông mũi bằng đường miệng cũng làm giảm bớt tắc nghẽn. Thuốc thông mũi dạng xịt được sử dụng thận trọng vì chúng có thể gây nghẹt mũi không dứt. Bác sĩ có thể kê toa thuốc bổ sung để giúp giảm đau do viêm xoang. Nếu bệnh nhân vẫn thấy khó chịu, có thể được đề nghị rửa mũi với nước muối ấm hay hít hơi nước nóng bằng từ 10 đến 15 phút, 3-4 lần một ngày sẽ dễ chịu hơn.

Phẫu thuật là cứu cánh cho bệnh nhân viêm xoang khi các phương pháp khác không còn tác dụng. Phẩu thuật đặc biệt hiệu quả khi có polyp hoặc tình trạng lệch vách ngăn ở mũi chặn không khí đi qua. Bác sĩ Leong cho biết chỉ nên phẫu thuật trong trường hợp viêm xoang mạn tính, không đáp ứng với thuốc hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Các trường hợp viêm xoang mạn tính có chỉ định mổ thì phẫu thuật nội soi thường được lựa chọn nhiều hơn vì ưu điểm ít xâm lấn, ít tốn kém, ít biến chứng. Phẫu thuật giúp loại bỏ một lượng nhỏ xương, các vật khác ngăn chặn các lỗ xoang hoặc loại bỏ các polyp là khối u lành tính hình thành trong hốc mũi hoặc các xoang. Thông thường, thiết bị nội soi được đưa vào qua mũi để bác sĩ quan sát sâu bên trong và loại bỏ bất cứ thứ gì ngăn chặn xoang.

Thi Ngoan

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

"Thực hư" kháng sinh không hiệu quả với viêm xoang

Theo những khuyến cáo của các nhà nghiên cứu, các bác sĩ nên cắt giảm đơn thuốc kháng sinh cho người bị bệnh viêm xoang mũi vì thuốc chẳng có hiệu quả gì. Vậy thực hư chuyện này là sao. Hãy cùng tìm hiểu nhé.


Khoảng 90% người bị viêm xoang ở Anh được kê kháng sinh.

Tuy nhiên, một phân tích trên 9 thử nghiệm công bố trên tạp chí Lancet cho thấy thuốc kháng sinh không tạo ra khác biệt nào, ngay cả nếu bệnh nhân bị ốm lâu hơn 7 ngày.

Viêm xoang là một bệnh nhiễm trùng quen thuộc, thường xảy ra sau khi bị cảm lạnh hoặc cúm, với 1-5% người lớn bị chẩn đoán mỗi năm.


Việc nhiễm trùng xoang mũi - các túi khí nhỏ nằm bên trong xương má và trán - khiến người bệnh sốt, đau và khó chịu ở vùng mặt và trán, thường kèm theo chảy nước mũi và nghẹt mũi.

Một vài hướng dẫn y khoa khuyên các bác sĩ kê kháng sinh nếu bệnh nhân đã ốm từ 7 đến 10 ngày. Đó là vì quan điểm rằng việc ốm lâu như vậy chứng tỏ bệnh do vi khuẩn gây ra chứ không phải virus, và như thế người bệnh sẽ đáp ứng tốt với thuốc kháng sinh.

Nghiên cứu mới nhất tìm hiểu thời gian ốm của 2.600 bệnh nhân trước khi họ được điều trị. Các chuyên gia tìm thấy thời gian ốm không phải là chỉ thị tốt chứng tỏ kháng sinh sẽ hiệu quả. 

Bên cạnh tác dụng phụ, tốn phí và nguy cơ kháng thuốc, kháng sinh cũng không đáng để dùng ngay cả khi bệnh nhân đã ốm lâu hơn 1 tuần, nhóm nghiên cứu kết luận.

"Nếu một bệnh nhân đến gặp bác sĩ và phàn nàn rằng họ đã mệt mỏi cả chục ngày rồi, điều đó vẫn không đủ để kê cho họ kháng sinh", trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Jim Young từ Viện dịch tễ học lâm sàng ở Thụy Sĩ, cho biết.

Ông cũng nói thêm rằng các bác sĩ hãy trì hoãn kê kháng sinh, và khuyên bệnh nhân trở lại nếu các triệu chứng tồi tệ hơn hoặc kéo dài thêm một tuần nữa. "Kháng sinh không hiệu quả như mong đợi".

Thay vì dùng thuốc kháng sinh trị viêm xoang, người bệnh có thể giảm triệu chứng bằng xông hơi mũi, paracetamol và nghỉ ngơi.
T. An (theo BBC)

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Tại sao: Viêm xoang cần điều trị kịp thời?

Tại sao viêm xoang cần điều trị kịp thời? Viêm xoang nếu không được điều trị kịp thời có thể gây polyp mũi, viêm màng não, sưng mắt... Sử dụng khẩu trang y tế, xì mũi đúng cách, vệ sinh mũi hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 2-3 lần có thể giúp ngừa bệnh.



Theo bác sĩ Võ Quang Phúc, Phó giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM, viêm xoang hay còn gọi là viêm mũi xoang vì viêm xoang bắt đầu từ viêm mũi. Xoang là hốc rỗng trong khối xương mặt, có chức năng làm cho khối xương mặt nhẹ đi và tạo ra cộng hưởng âm thanh.

Xoang chia làm 2 loại là xoang trước và xoang sau. Xoang trước gồm xoang trán (vị trí nằm ở vùng chân mày), xoang sàng trước (giữa 2 khóe mắt) và xoang hàm giữa 2 má. Xoang sau gồm xoang bướm nằm sâu ở phía sau mũi và xoang sàng sau.

"Đối với viêm xoang trước, khi bị sổ mũi, dịch mũi chảy ra ở trước mũi. Đối với viêm xoang sau, dịch mũi thường chảy ngược vào trong họng", bác sĩ Phúc phân biệt.

Viêm xoang nếu không điều trị kịp thời và đầy đủ có thể gây các biến chứng như polyp mũi, biến chứng ở ổ mắt, sưng vùng mắt, nặng hơn có thể dẫn đến viêm màng não vì các xoang nằm cạnh hốc mắt, tiếp giáp hốc mắt và sọ não.

Một số nguyên nhân gây viêm xoang

- Thường do viêm mũi ban đầu không được điều trị kịp thời, không đúng thời gian.

- Viêm xoang do răng, những răng trong cùng hay còn gọi là răng khôn của hàm răng trên, thường do xoang hàm vì đáy xoang hàm gần chân răng.

- Viêm xoang do nấm, thường có ở tất cả các xoang.

- Do dị ứng, ở Việt Nam thường là dị ứng do khói bụi, đặc biệt là bụi nhà.

Bác sĩ Phúc cho biết, triệu chứng của viêm xoang trước gồm sổ mũi ra ngoài, có thể trong hoặc đục, nặng vùng má, nhức đầu vùng trán. Khi bị cấp tính có thể kèm theo sốt. Viêm xoang sau thường biểu hiện bằng việc bệnh nhân có cảm giác dịch mũi chảy xuống họng, nhức đầu vùng sau ót. Đặc biệt, viêm xoang do răng có thêm dấu hiệu điển hình là chảy mũi màu xanh, có mùi hôi thối.

Để chẩn đoán viêm xoang thường là phải nội soi mũi xoang, chụp Xquang hoặc chụp CT tùy mức độ nặng nhẹ.

Viêm xoang mức độ nhẹ có thể dùng thuốc. Với viêm xoang do răng, phải nhổ răng gây bệnh. Với viêm xoang do dị ứng, phải dùng thuốc kháng dị ứng, thuốc dùng toàn thân hoặc thuốc xịt mũi. Viêm xoang do nấm thì phải tiến hành phẫu thuật.

Để đề phòng và chữa viêm xoang cần áp dụng một số biện pháp

- Khi tiếp xúc môi trường khói bụi hoặc đi trên đường nên mang khẩu trang y tế

- Khi sổ mũi kéo dài trên 3 ngày, có màu vàng hoặc màu xanh thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay.

- Vệ sinh mũi bằng cách dùng dung dịch nước muối sinh lý đẳng trương hoặc ưu trương dạng xịt hoặc dạng nhỏ, bán nhiều trên thị trường. Dung dịch nước muối ưu trương hiệu quả trong những trường hợp bị nghẹt mũi. Dung dịch đẳng trương hiệu quả trong làm loãng dịch tiết trong mũi và bệnh nhân có thể xì mũi dễ dàng. Có thể sử dụng lâu dài, không có tác dụng phụ, dùng 1 ngày 2-3 lần, rất tốt cho niêm mạc mũi.

- Phải biết xịt mũi đúng cách, dùng một ngón tay bịt một bên mũi rồi xì ra nhẹ nhàng. Nếu mũi đặc phải nhỏ hoặc xịt bằng nước muối sinh lý để làm dịch loãng ra. Xì mũi đúng cách là phương pháp rất hiệu quả để diều trị viêm xoang. Ở trẻ em, nếu bé không biết xì mũi có thể dùng bơm bút để hút dịch chảy ra trong mũi.

- Sau khi đi bơi xong cần chú ý vệ sinh mũi sạch sẽ.

- Sử dụng máy lạnh ở nhiệt độ vừa phải, thông thường nên để trên 25 độ C, thích hợp với vùng niêm mạc mũi họng.

- Ở bệnh viện, các bác sĩ sẽ tùy từng mức độ điều trị từ thấp đến cao, dùng các loại thuốc xông mũi (khí dung mũi) hoặc phẫu thuật. Hiện tại, có phương pháp phẫu thuật nội soi qua màn hình camera, có độ chính xác, ít gây sưng mặt, ít chảy máu... như mổ hở trước đây.

Bác sĩ Phúc lưu ý, vùng mũi xoang là vùng tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên bệnh viêm xoang sau khi điều trị xong cũng rất dễ tái phát. Bệnh nhân cần phải tái khám định kỳ và dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tránh những sai lầm như dùng những loại thuốc Đông y không rõ nguồn gốc để nhỏ vào mũi, tự ý mua thuốc dùng mà không đi khám, điều trị bệnh thiếu kiên nhẫn, không điều trị dứt điểm theo hướng dẫn của thầy thuốc. Ngay cả khi áp dụng các phương pháp điều trị viêm xoang dân gian như: cây giao chữa viêm xoang mũi,... cũng cần phải cẩn thận.
Lê Phương

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Khi bệnh viêm xoang nên ăn uống gì là tốt nhất 2016

Hiện nay bệnh viêm xoang đang rất phổ biến, nhất là những tháng cuối năm. Người bệnh viêm xoang nên sử dụng trà hoa cúc, trà gừng, hoặc có thể thêm gừng, sả vào các món ăn hàng ngày. Bạn cũng nên biết rằng đường trong trái cây có thể làm cho chất nhầy trong mũi quánh đặc lại.
 
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM đã đưa ra một số lưu ý cần thiết cho người bệnh viêm mũi xoang.

>> 5 bài thuốc nam chữa viêm xoang tốt nhất, hiệu quả đến 99%

Nguồn: VnExpress