Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015

Cách chữa viêm xoang khi phát hiện triệu chứng thế nào?

Con tôi năm nay được 13 tuổi. Cháu hiện đang mắc bệnh viêm xoang cấp tính đã hơn 2 tháng nay kể từ lúc phát hiện tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau. Không biết cách chữa viêm xoang thế nào khi đã biết nguyên nhân gây bệnh?

Nguyễn Bích Tuyền (Cà Mau)

Viêm xoang mũi là do các lỗ xoang bị bịt kín bởi chất nhầy tiết ra hoặc là do niêm mạc sưng huyết. Người ta tìm ra rất nhiều nguyên nhân gây tổn thương niêm mạc như dị ứng, virut, vi khuẩn, nấm… Ngoài ra còn có tác nhân như môi trường ô nhiễm, tiết trời giao mùa,...

Với viêm xoang cấp tính sẽ điều trị khỏi nếu như phòng từ các nguyên nhân và làm thông thoáng các hốc xoang, tránh ứ đọng dịch nhầy trong xoang. Bệnh sẽ biến chuyển thành viêm xoang mạn tính và hay tái phát nếu không được chữa trị tốt. Viêm xoang mạn tính tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và khả năng lao động.

Ở đây con của bạn đã mắc bệnh viêm xoang cấp tính, bạn cần phải làm thông thoáng các hốc xoang, tránh để niêm mạc bị dịch nhầy ứ đọng gây viêm nhiễm, sưng phù niêm mạc mũi. Có thể sử dụng các loại nước muối sinh lý để rửa mũi, hút dịch nhầy, mủ... Bạn có thể kết hợp thêm thuốc uống để tăng thêm dược lực giúp mau chóng khỏi tình trạng viêm nhiễm hốc xoang. Xông hơi nóng luôn là biện pháp được các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khuyên nên sử dụng để điều trị viêm xoang cấp tính và mạn tính.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh cũng quan trọng không kém trong phác đồ điều trị triệu chứng viêm xoang. Tập thể dục nhẹ nhàng kết hợp massage mặt tại các điểm hốc xoang để dẫn lưu xoang được thông thoáng.

Tốt nhất, khi bị bệnh về tai mũi họng, nhất là viêm mũi xoang, bạn cần đưa con đến khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị kịp thời, tránh để lâu bệnh sẽ chuyển thành mạn tính.


1 nhận xét:

  1. Chia sẻ mẹo chữa viêm xoang hiệu quả từ nước cốt gừng.
    – Cách làm: Chuẩn bị gừng tươi và nước sạch. Gừng thái lát mỏng (thái chỉ) cho vào nồi, cho thêm nước đun trong khoảng 15 phút sẽ ra loại nước cốt gừng.
    – Để nước gừng bớt nóng, lấy khăn sạch thấm đều nước cốt gừng rồi đắp nhẹ lên mặt, hít lấy hơi nóng từ khăn bốc hơi ra. Lúc này, hơi nóng từ nước cốt gừng sẽ làm giảm sưng, loãng dịch nhầy khiến bạn dễ dàng đẩy dịch nhầy ra ngoài mũi hơn.
    – Nên thực hiện đều đặn từ 3-5 lần/ngày, thời gian làm mỗi lần khoảng 1 phút.
    Nguồn: http://dongybonphuong.com/chua-viem-xoang-bang-gung/

    Trả lờiXóa