Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

Viêm xoang cấp tính và thuốc đặc trị hiệu quả

Thời tiết trở lạnh gần đây là nỗi khiếp sợ ám ảnh với những người đang mang căn bệnh viêm xoang. Viêm xoang không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến bệnh khởi phát và biến chứng thành nhiều mối nguy hại cho cơ thể.

Tiết trời lạnh giá là một nỗi khiếp sợ kinh hoàng với những ai bị viêm xoang. Viêm xoang cấp tính nếu không được phát hiện sẽ tới những biến chứng nguy hiểm. Việc điều trị viêm xoang cấp tính điều đầu tiên là dùng thuốc để ức chế sự bùng phát của bệnh.

Đa số các bệnh nhân viêm xoang cấp tính là do virus cảm lạnh xâm nhập khi cơ thể bị nhiễm lạnh. Viêm xoang cấp tính còn xảy ra với những trường hợp dị ứng, polyp mũi, răng bị nhiễm khuẩn...

Với việc không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các vách ngăn ở mũi sưng phù và hẹp dần bít lỗ thông hơi do dịch nhầy dày đặc dẫn đến khó thở. Để tình trạng viêm nhiễm này lâu ngày còn có nguy cơ biến chứng thành viêm xoang mạn tính với mối nguy hiểm rình rập từ biến chứng viêm xoang ra như viêm màng não, viêm màng tai giữa...

Đối với người bị viêm xoang cấp tính thể nhẹ mới khởi phát thì được bác sĩ cho theo liệu trình trị liệu tốc độ nhanh để đẩy vi khuẩn ra khỏi xoang nhanh nhất và cải thiện vấn đề. Trong đó các phương pháp được áp dụng trị viêm xoang cấp tính như: rửa mũi bằng nước muối, thuốc xịt mũi chống viêm, thuốc kháng sinh thể nặng trị nhiễm trùng nghiêm trọng.

Rửa xoang mũi với thuốc muối loãng: Dùng dung dịch nước muối loãng (NaCl 0,9%) cho vào lọ nhựa sạch rồi nhỏ vài giọt vào hốc mũi sau đó cúi xuống và xì sạch dịch mũi, thực hiện như vậy vài lần vào các buổi sáng, chiều, tối.


Thuốc đặc trị xoang mũi chống viêm nhiễm: Các dược học thường dùng là phenylpropanolamin, pseudoephedrin. Thuốc tỏ ra hiệu quả trong việc đẩy lùi vi khuẩn xoang làm thông mũi nhưng cần thận trọng với những tác dụng bất lợi do các thuốc này gây ra (kích thích thần kinh trung ương, hạ huyết áp thế đứng…). Loại thuốc này dùng dưới dạng uống hay xịt, chỉ nên dùng trong vòng 7 ngày để tránh hiện tượng nhờn thuốc tạo nên vòng bệnh lý luẩn quẩn dẫn tới viêm mũi do thuốc.

Trong trường hợp người bệnh viêm xoang cấp nặng có kèm các biểu hiện của chứng dị ứng thì nên dùng thuốc corticoid uống hoặc xịt. Thuốc xịt mũi có corticoid (beclomethasone dipropionate, budesonide, triamcinolone acetonide, fluticasone propionate...) rất hiệu quả trong điều trị viêm mũi xoang. Thuốc có tác dụng tại chỗ mạnh, làm giảm các chất trung gian gây viêm, nên làm giảm ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, phù niêm mạc, ngạt mũi...

Thuốc kháng sinh và giảm đau: Trong viêm xoang cấp, việc dùng kháng sinh là hạn chế vì hầu hết các trường hợp viêm xoang cấp là do virut nấm nên kháng sinh sẽ không có tác dụng với các tác nhân này. Điều trị kháng sinh thường chỉ cần thiết nếu có một nhiễm trùng nặng, tái phát hoặc dai dẳng do vi khuẩn. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ chỉ kê đơn kháng sinh cho những bệnh nhân có ra dịch mũi xanh, đau nhức dữ dội ở mặt, sốt... Kháng sinh điều trị viêm xoang cấp có thể lựa chọn amoxicillin, cephalosporin (thế hệ 2,3,4), nhóm macrolid (erythromycin, azithromycin...). Với bệnh nhân có đau nhức vùng mặt, trán, cần dùng phối hợp thuốc giảm đau acetaminophen.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần đến bệnh viện ngay khi gặp các biểu hiện báo hiệu một nhiễm trùng nghiêm trọng như: Các triệu chứng không cải thiện trong vòng vài ngày hoặc nặng hơn, sốt trên 38,5 độ liên tục, đau hoặc sưng quanh mắt, sưng một bên trán, đau đầu dữ dội, lẫn lộn, nhìn đôi hoặc thay đổi tầm nhìn, khó thở…

>>> 5 bài thuốc chữa viêm xoang tận gốc hiệu quả


0 nhận xét:

Đăng nhận xét